Thuốc Cellcept 250mg là thuốc trị bệnh gì? mua thuốc Cellcept 250mg ở đâu

0
1034
thuoc-cellcept-250mg-la-thuoc-tri-benh-gi-mua-thuoc-cellcept-250mg-o-dau

Thuốc CellCept thuộc nhóm thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, CellCept được sử dụng để ngăn cơ thể đào thải các cơ quan được ghép như: thận, tim hoặc gan.

Thuốc Cellcept 250mg là thuốc gì?

Thuốc Cellcept 250mg là thuốc dùng dự phòng thải ghép cấp ở những bệnh nhân ghép tim, gan hoặc thận.

Thông tin về thuốc Cellcept 250mg

  • Tên thương hiệu: Cellcept 250mg.
  • Hãng sản xuất: Roche.
  • Hàm lượng: 250mg.
  • Đóng gói: Hộp 100 viên nén.
  • Thành phần hoạt chất : mycophenolate mofetil hàm lượng 250mg và một số tá dược khác.
  • Bào chế: dưới dạng viên nang.
  • Nhận biết: Viên nang thuốc Cellcept có hình thuôn dài, có màu xanh lam, nâu. Trên nắp thuốc có chữ Cellcept 250 và trên viên thuốc có chữ “Roche”.

Chỉ định sử dụng thuốc Cellcept 250mg

Thuốc Cellcept 250mg được sử dụng đồng thời với cyclosporin và corticosteroids để điều trị dự phòng thải loại mảnh ghép cấp tính trên bệnh nhân là người lớn ghép thận dị gen cùng loài.

Chống chỉ định sử dụng Cellcept 250mg

Người dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào có trong thuốc cellcept 250.

  • Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, đang có ý định mang thai.
  • Không dùng cho phụ nữ có khả năng sinh đẻ khi chưa cung cấp các kết quả xét nghiệm thử thai.
  • Không điều trị trong tình trạng đang cho con bú.

Liều dùng thuốc Cellcept 250mg

Liều thông thường cho người ghép thận

  • Bạn uống 1g thuốc, 2 lần mỗi ngày.
  • Liều thông thường cho người ghép tim
  • Bạn uống 1,5g thuốc, 2 lần mỗi ngày trong vòng 5 ngày sau khi ghép tim.

Liều thông thường cho người ghép gan

  • Bạn uống 1,5 g thuốc, 2 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ từ 2 đến 18 tuổi, liều khuyến cáo cho trẻ là 600 mg/m2, 2 lần mỗi ngày (tối đa 2 g mỗi ngày), thuốc này chỉ được sử dụng cho những trẻ có diện tích da lớn hơn 1,5 m2.
  • An toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác minh ở trẻ dưới 2 tuổi.

Cách dùng thuốc Cellcept 250mg

  • Bạn phải tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ đồng thời đọc thêm thông tin có trong tờ giấy hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất cung cấp.
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình dùng thuốc thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Nên uống thuốc với nước lọc và uống sau bữa ăn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể uống kèm với nước hoa quả hay trái cây tùy thích mà không sợ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Cellcept 250mg

  • Da: mụn lở loét, zona, rụng tóc, nổi mẩn;
  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi.
  • Nguy cơ bị tràn dịch màng phổi, khó thở;
  • Có thể làm tăng hay hạ huyết áp;
  • Kích động, lú lẫn, trầm cảm, lo âu, mất ngủ;
  • Tăng hoặc hạ kali máu, tăng đường huyết, hạ magie máu, hạ canxi, tăng cholesterol máu, tăng lipid huyết, tăng phosphat;
  • Tăng axit uric máu, gút,
  • Xuất hiện tình trạng chán ăn, sụt cân;
  • Hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang.
  • Tràn dịch màng phổi, ho, khó thở;
  • Xuất huyết tiêu hóa, viêm phúc mạc, tắc ruột, viêm đại tràng, loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản, viêm miệng, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi;
  • Tăng hoặc hạ huyết áp, giãn mạch;
  • Kích động, lú lẫn, trầm cảm, lo âu, suy nghĩ không bình thường, mất ngủ;
  • Nhiễm axit chuyển hóa, tăng/hạ kali máu, tăng đường huyết, hạ magie máu, hạ canxi, tăng cholesterol máu, tăng lipid huyết, tăng phốt phát, tăng axit uric máu, gút, chán ăn;
  • Ung thư da, u da lành tính;
  • Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Candida hệ tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, nhiễm Herpes simplex, nhiễm Herpes Zoster;
  • Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, nhiễm nấm da, nhiễm Candida trên da, nhiễm Candida âm đạo, viêm mũi.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chú ý: Thông tin bài viết về thuốc với mục đích chia sẻ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Tham vấn y khoa Bác sĩ Trần Ngọc Anh

Nguồn Phongkhamchuyengan.net


Nguồn tham khảo: https://www.rxlist.com/cellcept-drug.htm

Nguồn tham khảo Nhà thuốc Online OVN: https://nhathuoconline.org/thuoc-dieu-tri/thuoc-thai-ghep/thuoc-cellcept-250mg/

5/5 - (1 bình chọn)
Previous articleThuốc Aromasin 25mg là thuốc trị bệnh gì? mua thuốc Aromasin 25mg ở đâu
Next articleThuốc Acriptega là gì? Lợi ích của Acriptega như thế nào?
Bác sĩ Trần Ngọc Anh chuyên ngành Nội Tiêu hóa; Nội tổng hợp-u hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Hiện đang công tác tại bệnh viện ĐH Y Dược Hà Nội Bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn sức khỏe tại Website nhathuoconline.org Học vấn: Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2011) Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2013). Qua trình làm việc và công tác: 2012 - 2014: Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. 2014 - Nay: Công tác tại bệnh viên ĐH y dược Hà Nội Khoa Nội tổng hợp-u hóa huyên ngành Nội Tiêu hóa. Năm 2019 bác sĩ Trần Ngọc Anh đồng ý là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho website thuoclp.com. Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here