Thuốc Statripsine có những hoạt chất nào? tác dụng phụ của thuốc

0
2259
Thuốc Statripsine - linhchigh

Statripsine là thuốc gì?

Statripsine là một loại thuốc chống viêm hoạt động dựa trên cơ chế thủy phân cắt đứt các protein viêm trong ổ viêm, làm bất hoạt các protein tham gia gián tiếp quá trình hoạt hóa phản ứng viêm, ngoài ra chúng còn được ứng dụng trong làm tan một số loại dịch tiết nhầy trong cơ thể điển hình là dịch nhầy được hô hấp và niêm mạc mắt.

Dược lực & dược động học của thuốc Statripsine

Alpha-Chymotrypsin là enzym được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen, chiết xuất từ tụy bò.

Alpha-Chymotrypsin là enzym thủy phân protein có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptid ở liền kề các acid amin có nhân thơm. Enzym này được dùng trong nhãn khoa để làm tan dây chằng mảnh dẻ treo thủy tinh thể, giúp loại bỏ dễ dàng nhân mắt đục trong bao và giảm chấn thương cho mắt. Enzym không phân giải được trường hợp dính giữa thủy tinh thể và các cấu trúc khác của mắt.

Thuoc-Statripsine-dieu-tri-benh (1)
Hình ảnh tham khảo thuốc Statripsine (1)

Alpha-Chymotrypsin cũng được sử dụng nhằm giảm viêm và phù mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

Chỉ định thuốc Statripsine cho những ai?

  • Điều trị phù nề sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương (chấn thương cấp, dập tím mô mềm, tụ máu, nhiễm trùng, chuột rút, tổn thương mô mềm, bong gân, mi mắt phù nề, chấn thương do chơi thể thao,…)
  • Làm lỏng dịch tiết hô hấp trên ở bệnh nhân viêm phế quản, viêm xoang, phổi và hen suyễn.
  • Statripsine còn có một số tác dụng không được đề cập trong bài viết. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe khác khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Chống chỉ định Statripsine thuốc với những ai?

Dị ứng với các thành phần của thuốc.

Alphachymotrypsin chống chỉ định với bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin. Nhìn chung, những bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tỉnh (COPD), đặc biệt là khi phế thũng, và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư là các nhóm đối tượng có nguy cơ giảm alpha-1antitrypsin.

Lưu ý trước khi sử dụng Statripsine

Alphachymotrypsin nhìn chung được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể. Những bệnh nhân không nên điều trị bằng enzym bao gồm những người bị rối loạn đông máu có di truyền gọi là bệnh ưa chảy máu.

Những người bị rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền, những người vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật, những người dùng liệu pháp trị liệu kháng đông, những người bị dị ứng với các protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, bệnh nhân bị loét dạ dày.

Liều dùng thuốc Statripsine  như thế nào?

Kháng viêm, điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên, alphachymotrypsin có thể dùng đường uống:

  • Nuốt 2 viên (4,2 mg – 4200 đơn vị chymotrypsin USP hay 21 microkatal ) x 3- 4 lần mỗi ngày.
  • Ngậm dưới lưỡi 4 – 6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi).
Thuoc-Statripsine-dieu-tri-benh (2)
Hình ảnh tham khảo thuốc Statripsine (2)

Cách dùng thuốc Statripsine để đạt hiệu quả cao nhất

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, tuy nhiên thuốc có bản chất là chuỗi peptid nên khi vào trong dạ dày thuốc sẽ bị phân cắt thành các acid amin làm mất hết tác dụng của thuốc. Do đó người bệnh chỉ dùng thuốc bằng cách đặt viên dưới lưỡi và ngậm. Để thuốc tan từ từ trong lưỡi.

Cách dùng thuốc Statripsine, bệnh nhân lưu ý không được nhai thuốc, uống nước hay nuốt thuốc vì sẽ đưa một lượng thuốc đáng kể xuống đường tiêu hóa làm giảm nồng độ của thuốc đi vào tuần hoàn chung.

Statripsine có tác dụng phụ nào?

Thuốc Statripsine được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng như thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân; rối loạn tiêu hóa (như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn) và đỏ da (khi dùng liều cao).

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bảo quản thuốc Statripsine

  • Giữ thuốc trong thùng chứa mà nó đi vào và giữ chặt hộp chứa.
  • Không sử dụng Statripsine nếu con dấu ban đầu trên cửa container bị vỡ hoặc mất tích.
  • Vứt bỏ thuốc không còn cần thiết hoặc đã hết hạn (hết hạn). Thực hiện theo hướng dẫn của FDA về cách vứt bỏ thuốc không sử dụng một cách an toàn.
  • Giữ thuốc và tất cả các loại thuốc xa tầm tay trẻ em.

Nguồn: phongkhamchuyengan.net


Nguồn tham khảo thuốc Statripsine

5/5 - (2 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here